Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không?

03/09/2015 16:37

Sáng 22-5, gần 1.200 cán bộ, giáo viên và học sinh Trường tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ (Điện Biên) đã tham gia lễ phát động “Chung sức vì biển đảo quê hương”, góp phần chung tiếng nói, hành động cùng cả nước bảo vệ chủ quyền lãnh hải tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Qua hoạt động này, nhà trường và học sinh nơi mảnh đất biên thùy Điện Biên muốn được chung tay, góp sức ủng hộ, chia sẻ với những khó khăn, nguy hiểm của quân và dân đang thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ vùng trời, vùng biển Việt Nam. Đồng thời đây cũng là tiết học để giáo dục lòng yêu nước trong mỗi học sinh đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Trước đó, ngày 19-5, trên 700 học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) cũng đã tổ chức xếp hình như một thông điệp “Chung sức vì biển đảo quê hương”. 

Hội Nghề cá Khánh Hòa mittinh phản đối Trung Quốc

Sáng 22-5, tại hội trường UBND P.Vĩnh Thọ (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa tổ chức mittinh phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Khoảng 100 ngư dân tham dự buổi mittinh.

 

Tại buổi mittinh, ông Lê Kế Thương - phó chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa - phát biểu: “Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành động vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982. Chính phủ Trung Quốc đã đơn phương phá vỡ cam kết việc thực hiện tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là bên tham gia ký kết. Cùng với Hội Nghề cá Việt Nam, Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa yêu cầu phía Trung Quốc rút ngay và rút hết vô điều kiện giàn khoan 981 và toàn bộ tàu hộ tống ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Hội Nghề cá Việt Nam kêu gọi toàn thể hội viên đoàn kết, sát cánh cùng bà con ngư dân, kiên trì bám biển và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam; ủng hộ và hưởng ứng bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phiên họp toàn thể tại Hội nghị cấp cao ASEAN 24, tổ chức ở thủ đô Nay Pyi Taw, Myanmar”.

Ngư dân Nguyễn Văn Tính, chủ tàu đánh bắt xa bờ ở TP Nha Trang, thay mặt ngư dân phản đối hành động của Trung Quốc. Ông Tính nói: “Ngư dân Khánh Hòa yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan, các loại tàu chiến, tàu hải cảnh, hải giám và máy bay quân sự khỏi vùng biển Việt Nam, trả lại ngư trường cho ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản; yêu cầu các tàu cá bọc thép của Trung Quốc không gây hấn, chủ động đâm va tàu cá Việt Nam. Ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa là nơi khai thác truyền thống của ngư dân Việt Nam muôn đời nay, do vậy bà con phải tiếp tục bám biển”.

Ông Nguyễn Văn Đẩu - chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa - động viên ngư dân của tỉnh tiếp tục ra khơi làm ăn bình thường để phát triển kinh tế, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Ông Đẩu nói lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển Việt Nam luôn sát cánh để bảo vệ ngư dân vươn khơi.